Skip to Content

Odoo là gì? Tại sao bạn cần biết về Odoo ngay hôm nay. Hướng dẫn cài đặt Odoo và sử dụng Odoo miễn phí.

29 tháng 7, 2024 bởi
Odoo là gì? Tại sao bạn cần biết về Odoo ngay hôm nay. Hướng dẫn cài đặt Odoo và sử dụng Odoo miễn phí.
Nguyễn Anh Tuấn


Odoo là gì? Định nghĩa Odoo

Hãy xem video trên, tại đây tôi có giải thích các khía cạnh về Odoo là gì và các đặc điểm của Odoo cũng như trình bày các cách để doanh nghiệp tiếp cận với Odoo và đạt được lợi ích lớn nhất từ Odoo.

Odoo là một phần mềm ERP mã nguồn mở mạnh mẽ số 1 thế giới. Odoo là miễn phí và phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp, dù bạn là doanh nghiệp lớn hay nhỏ bạn đều có thể đạt được lợi ích từ Odoo. Trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu về Odoo dành cho người mới và hướng dẫn bạn cách để bạn có thể cài đặt Odoo và sử dụng nó hoàn toàn miễn phí.

Odoo là một hệ thống phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) mã nguồn mở, cung cấp một nền tảng tích hợp để quản lý toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Với Odoo, các tổ chức có thể sử dụng một loạt các ứng dụng tích hợp như quản lý tài chính, quản lý kho, bán hàng, mua hàng, sản xuất, quản lý dự án, và dịch vụ khách hàng để tối ưu hóa quy trình làm việc và tăng cường hiệu quả hoạt động.

Odoo được thiết kế với giao diện người dùng thân thiện, dễ tùy chỉnh và mở rộng, cho phép các doanh nghiệp điều chỉnh phần mềm theo nhu cầu cụ thể của họ. Nó có hai phiên bản chính: Odoo Community (miễn phí và mã nguồn mở) và Odoo Enterprise (có phí với các tính năng mở rộng và hỗ trợ chuyên nghiệp).

Hệ thống này không chỉ giúp tự động hóa các quy trình kinh doanh mà còn tích hợp với nhiều dịch vụ và ứng dụng bên ngoài, cung cấp giải pháp linh hoạt và toàn diện cho các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn.

Odoo là gì: Lịch sử của Odoo từ khởi nghiệp đến phần mềm ERP toàn diện

1. Khởi Đầu Từ TinyERP (2005) Odoo, trước đây được biết đến với tên gọi TinyERP, được sáng lập bởi Fabien Pinckaers vào năm 2005. Khi mới ra đời, TinyERP là một phần mềm ERP mã nguồn mở được thiết kế để đáp ứng nhu cầu quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tầm nhìn ban đầu của Pinckaers là tạo ra một giải pháp phần mềm dễ sử dụng và chi phí hợp lý cho các doanh nghiệp không đủ khả năng chi trả cho các hệ thống ERP lớn và đắt đỏ.

2. Chuyển Đổi Thành OpenERP (2009) Vào năm 2009, TinyERP được đổi tên thành OpenERP. Sự thay đổi tên gọi này phản ánh sự chuyển mình của phần mềm từ một công cụ đơn giản thành một nền tảng ERP toàn diện với mã nguồn mở. OpenERP đã bắt đầu thu hút sự chú ý của cộng đồng doanh nghiệp và nhà phát triển nhờ vào khả năng tùy chỉnh linh hoạt và tính năng mở rộng. Năm 2009 cũng đánh dấu việc OpenERP giới thiệu phiên bản đầu tiên của hệ thống CRM, mở rộng ra ngoài các chức năng ERP cơ bản.

3. Mở Rộng và Cộng Đồng (2013) Vào năm 2013, OpenERP chuyển mình một lần nữa và đổi tên thành Odoo. Sự thay đổi này không chỉ là về tên gọi mà còn phản ánh một sự phát triển quan trọng trong mô hình kinh doanh của công ty. Odoo bắt đầu cung cấp cả phiên bản mã nguồn mở và phiên bản Enterprise với các tính năng cao cấp hơn và hỗ trợ từ Odoo S.A. Công ty cũng thành lập cộng đồng Odoo phi lợi nhuận để thúc đẩy sự phát triển và sử dụng phần mềm, đồng thời cung cấp hỗ trợ cho các nhà phát triển và người dùng.

4. Phát Triển và Tăng Trưởng (2015 – Nay) Trong những năm qua, Odoo đã tiếp tục phát triển và mở rộng, bổ sung thêm hàng nghìn module và ứng dụng để phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của doanh nghiệp. Odoo V9.0 trở thành một bước ngoặt quan trọng khi công ty chuyển từ mô hình mã nguồn mở sang mô hình kết hợp giữa mã nguồn mở và dịch vụ đám mây. Hệ thống được cải tiến liên tục với các phiên bản mới được phát hành hàng năm, mỗi phiên bản mới đều mang đến những tính năng và cải tiến đáng kể.

5. Odoo Ngày Nay Ngày nay, Odoo là một trong những giải pháp ERP hàng đầu thế giới, được hàng triệu doanh nghiệp trên toàn cầu tin dùng. Odoo cung cấp một loạt các ứng dụng tích hợp để quản lý tài chính, bán hàng, kho bãi, sản xuất, dịch vụ khách hàng và nhiều lĩnh vực khác. Phiên bản Odoo Enterprise cung cấp các tính năng mở rộng và hỗ trợ chuyên nghiệp, trong khi phiên bản Community mã nguồn mở vẫn là một lựa chọn phổ biến cho những doanh nghiệp tìm kiếm giải pháp ERP tiết kiệm chi phí.

Kết Luận Từ những ngày đầu khi còn là TinyERP đến khi trở thành Odoo với sức ảnh hưởng toàn cầu, hành trình của Odoo là một minh chứng cho sự đổi mới và phát triển liên tục trong lĩnh vực phần mềm ERP. Với sự hỗ trợ của cộng đồng và những cải tiến không ngừng, Odoo tiếp tục cung cấp giải pháp phần mềm doanh nghiệp mạnh mẽ và linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của hàng triệu người dùng trên toàn thế giới.


Sự khác biệt của Odoo là gì: Odoo là gì khi so sánh với các phần mềm ERP khác.

Odoo nổi bật nhờ vào sự khác biệt và ưu điểm của mình so với các hệ thống ERP khác. Dưới đây là phân tích chi tiết về những điểm khác biệt chính của Odoo

1. Mã Nguồn Mở và Phiên Bản Đa Dạng

Odoo có 2 phiên bản chính thức là Odoo cộng đồng (Odoo Community) và Odoo doanh nghiệp (Odoo Enterprise) và phiên bản Odoo dành cho Việt Nam (Odoo Bisfast) được phát triển bởi SkyERP.

  • Odoo Community: Đây là phiên bản mã nguồn mở và miễn phí, phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ hoặc các tổ chức có ngân sách hạn chế. Nó cung cấp các chức năng cơ bản của ERP nhưng không bao gồm các tính năng cao cấp và dịch vụ hỗ trợ của phiên bản Enterprise.
  • Odoo Enterprise: Đây là phiên bản có phí với các tính năng mở rộng và hỗ trợ chuyên nghiệp từ Odoo S.A. Nó cung cấp các công cụ tiên tiến như các mô-đun bổ sung, giao diện người dùng cải tiến, và hỗ trợ kỹ thuật toàn diện.
  • Odoo Bisfast: Đây là phiên bản Odoo được cung cấp dưới dạng SaaS với các tính năng mở rộng và hỗ trợ chuyên nghiệp từ SkyERP. Tượng tự như phiên bản Odoo Enterprise, Odoo Bisfast là phiên bản cải tiến của Odoo các tính năng nâng cao nhằm phù hợp với các công ty Việt Nam bao gồm Kế toán tài chính Việt Nam theo T/T200 và chuẩn VAS, Nhân sự Việt Nam bao gồm tính lương và chấm công với giao diện cải thiện cũng nhiều tính năng cao cấp khác. 

Bạn có thể đăng ký trải nghiệm và dùng thử Bisfast Tại đây


2. Tính Năng Tích Hợp Đầy Đủ

Odoo cung cấp một loạt các ứng dụng tích hợp cho mọi khía cạnh của doanh nghiệp, bao gồm quản lý tài chính, kho bãi, bán hàng, mua hàng, sản xuất, quản lý dự án, và dịch vụ khách hàng. Điều này cho phép các tổ chức sử dụng một nền tảng duy nhất để quản lý toàn bộ quy trình kinh doanh, giúp giảm thiểu sự cần thiết phải tích hợp nhiều phần mềm khác nhau.

Các tính năng chính của Odoo

  • Quản lý tài chính: Odoo cung cấp tính năng quản lý tài chính cho phép quản lý các đợt thanh toán, quản lý đơn hàng bán hàng và mua hàng, quản lý ngân hàng và tài khoản, quản lý thu chi, quản lý thuế và hạch toán, v.v.
  • Quản lý kho: Odoo cung cấp tính năng quản lý kho để quản lý hàng tồn kho, quản lý nhập xuất hàng hóa, kiểm soát lượng tồn kho và theo dõi tồn kho, v.v.
  • Quản lý bán hàng: Odoo cung cấp tính năng quản lý bán hàng để quản lý quá trình bán hàng, bao gồm đặt hàng, xác nhận đơn hàng, xuất hóa đơn, quản lý khách hàng, v.v.
  • Quản lý mua hàng: Odoo cung cấp tính năng quản lý mua hàng để quản lý quá trình mua hàng, bao gồm đặt hàng, xác nhận đơn hàng, nhập hóa đơn, quản lý nhà cung cấp, v.v.
  • Quản lý sản xuất: Odoo cung cấp tính năng quản lý sản xuất để quản lý quá trình sản xuất, bao gồm lập kế hoạch sản xuất, quản lý đơn hàng sản xuất, quản lý lệnh sản xuất, quản lý hàng tồn kho, v.v.
  • Quản lý dịch vụ khách hàng: Odoo cung cấp tính năng quản lý dịch vụ khách hàng để quản lý các yêu cầu hỗ trợ khách hàng, quản lý các yêu cầu bảo hành, quản lý các cuộc gọi và email của khách hàng, v.v.
  • Quản lý dự án: Odoo cung cấp tính năng quản lý dự án để quản lý quá trình triển khai dự án, bao gồm lập kế hoạch, phân công công việc, theo dõi tiến độ, quản lý chi phí, v.v.

3. Giao Diện Người Dùng Thân Thiện và Tinh Gọn

Odoo được thiết kế với giao diện người dùng hiện đại, dễ sử dụng và trực quan. Điều này giúp giảm thời gian đào tạo và cải thiện trải nghiệm người dùng. Các doanh nghiệp có thể dễ dàng tùy chỉnh giao diện theo nhu cầu và quy trình của họ mà không cần kỹ năng lập trình chuyên sâu.

Một trong những rào cản khi triển khai một hệ thống ERP hay một phần mềm quản lý là giao diện. Vấn đề nằm ở chỗ khi tính năng của phần mềm càng nhiều thì giao diện của phần mềm hay có xu hướng phức tạp hơn. Hình dưới minh hoạ 1 số ứng dụng hiện có trên thế giới sắp xếp theo 2 tiêu chí là độ đáp ứng về tính năng và Thân thiện với người dùng. Như bạn thấy, ở góc phía dưới bên phải là các ứng dụng đơn lẻ thường giải quyết 1 vấn đề cụ thể, ví dụ như Quickbook để giải quyết vấn đề Kế toán hay Trello để giải quyết vấn đề thông tin liên lạc là những ứng dụng được đánh giá cao về tính dễ sử dụng và thân thiện với người dùng nhưng nó không được đánh giá cáo về độ đáp ứng về tính năng cho doanh nghiệp vì nó chỉ có 1 tính năng. Các ứng dụng phức tạp hơn như SAP, Oracle ... được đánh giá cao về mức độ đáp ứng về tính năng thuộc về các ứng dụng ERP thì nó không đáp ứng yếu tố về độ thân thiện với người dùng hay độ Dễ sử dụng. Thực tế là việc đào tạo người dùng đối với các hệ thống ERP như SAP là một vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp ứng dụng những giải pháp ERP này. 

Odoo được định vị ở góc trên bên phải, nghĩa là nó vừa thân thiện và dễ sử dụng như những ứng dụng đơn lẻ đồng thời đáp ứng tính năng của doanh nghiệp. 


Là một đơn vị triển khai Odoo ERP trong nhiều năm, chúng tôi nhận thấy các định vị trên là chính xác. Với cấu trúc dạng module với các ứng dụng chạy trong 1 hệ sinh thái Odoo có thể được cài đặt thêm hoặc gỡ ra phù hợp với mục tiêu của mỗi doanh nghiệp. Khi tương tác với 1 ứng dụng thì odoo cho ta cảm giác của một ứng dụng đơn lẻ chứ không phải là 1 ứng dụng lớn với vô số tính năng phức tạp. Tuy vậy do các ứng dụng đơn lẻ này hoạt động chung với nhau hệ thống Odoo vẫn đáp ứng các yêu cầu phức tạp của một hệ thống ERP với cực kỳ nhiều tính năng. 

4. Khả Năng Tùy Chỉnh Cao

Odoo nổi bật với khả năng tùy chỉnh linh hoạt. Do là mã nguồn mở, người dùng và nhà phát triển có thể tùy chỉnh mã nguồn và tạo ra các ứng dụng hoặc mô-đun mới để đáp ứng nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Odoo cũng hỗ trợ việc phát triển các mô-đun cộng đồng, cung cấp một hệ sinh thái phong phú các tính năng bổ sung từ cộng đồng người dùng toàn cầu.

Odoo với kiến trúc dạng module và với đặc điểm mã nguồn mở, bất cứ ai với hiểu biết về lập trình cũng có thể phát triển các module tính năng và cài đặt vào hệ sinh thái Odoo. Nếu bạn cần 1 tính năng bất kỳ nào thì bạn có thể liên hệ với SkyERP và chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn. Chúng tôi có sẵn 1 thư viện các ứng dụng Odoo phù hợp với Việt Nam do đó nhiều khả năng chúng tôi đã phát triển nó rồi thì bạn có thể được sử dụng nó với một mức phí ưu đãi hoặc chúng tôi sẽ phát triển nó riêng cho bạn nếu chưa có sẵn.

 Odoo cũng có sẵn cả một chợ App cho phép các nhà phát triển có thể bán ứng dụng của mình và tất cả mọi người có thể tìm kiếm và mua các ứng dụng  mình cần ở đây. Điều này giúp tạo ra 1 hệ sinh thái đa dạng các tính năng sẵn sàng để sử dụng. SkyERP cũng là một trong các nhà phát triển ứng dụng trên Odoo App Store, bạn có thể tham khảo các tính năng trong chợ ứng dụng của Odoo tại đây: https://apps.odoo.com/apps

5. Tải về Odoo (Odoo download)

Bạn có thể tải về mã nguồn Odoo và cài đặt nó ở bất cứ đâu và sử dụng hoàn toàn miễn phí. Để Tải về mã nguồn hãy truy cập vào địa chỉ https://github.com/odoo/odoo

Bạn cũng có thể tải về phiên bản chạy của odoo 17.0 (phiên bản Odoo mới nhất tính tới thời điểm viết bài này) các phiên bản dành cho các hệ điều hành khác nhau ở các link dưới đây: 

Download phiên bản Odoo 17.0 dành cho Windows: Download

Download phiên bản Odoo 17.0 dành cho Ubuntu • Debian: Download 

 Download phiên bản Odoo 17.0 dành cho RPM: Download

Download Mã nguồn Odoo 17.0 dành cho dân kỹ thuật muốn tự cài đặt nó: Download

Các phương án sử dụng Odoo

Odoo là một phần mềm mã nguồn mở với nhiều cách để cài đặt và sử dụng rất tiện lợi mà bạn có thể chọn, cơ bản thì có những phương án sau để bạn có thể sử dụng Odoo

Sử dụng Odoo hoàn toàn miễn phí: 

Odoo là một phần mềm mã nguồn mở, do đó bạn có thể sử dụng odoo hoàn toàn miễn phí bằng cách tải về mã nguồn từ địa chỉ https://github.com/odoo/odoo và cài đặt nó trên máy chủ của bạn. Bạn hãy xem tiếp ở phần sau tôi có hướng dẫn cách cài đăt Odoo trên máy chủ của bạn

Odoo online:

Nếu bạn không muốn sự rắc rối của việc quản lý 1 server để chạy hệ thống Odoo thì bạn có thể sử dụng phiên bản Odoo Online của Odoo. Odoo online là một giải pháp Odoo SaaS được cung cấp bởi Odoo, là đơn vị phát triển mã nguồn Odoo và cung cấp phiên bản Odoo Enterprise. Khi bạn sử dụng Odoo Online thì bạn chỉ trả phí cho số lượng người dùng, bạn được dùng toàn bộ các tính năng của Odoo Enterpise và Odoo sẽ hosting toàn bộ hệ thống Odoo của bạn, bạn không cần lo lắng về dữ liệu và server mà chỉ trả 1 khoản phí tương ứng với số lượng người dùng. 

Bạn có thể tham khảo Odoo Online ở đây: https://odoo.com/pricing

Ưu nhược điểm của Odoo Online

Ưu điểm của Odoo Online

- Triển khai Nhanh chóng: Odoo Online cho phép bạn có thể được sử dụng ngay Odoo chỉ cần mất vài phút đăng ký là bạn đã có thể sử dụng ngay. Bạn có sẵn tất cả các tính năng của Odoo Enterprise và bạn có thể trả mức phí rất thấp nếu công ty bạn có ít người dùng. 

- Chi phí thấp: Chi phí của Odoo Online cũng rất thấp chỉ tính theo số lượng người dùng mà không tính theo tính năng. Hình dưới mô tả chi phí cho 1 người dùng 1 tháng là 7,25 USD, còn trường hợp bạn sử dụng kết hợp với Odoo SH thì mức phí sẽ là 10,80 USD/ người dùng / 1 tháng.


Nhược điểm của Odoo Online

Điểm hạn chế của Odoo Online có một điểm hạn chế, đó là Odoo Online không cho phép bạn cài đặt các ứng dụng bên thứ 3 vào, bạn bị hạn chế bởi các ứng dụng có sẵn và khả năng tuỳ chỉnh bị hạn chế. 

Odoo SH là gì: Tìm hiểu thêm về dịch vụ đám mây của Odoo 

Odoo.sh là một nền tảng đám mây linh hoạt, mạnh mẽ và được thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp cần tùy chỉnh cao và khả năng mở rộng. Odoo SH giúp giải quyết nhược điểm của Odoo Online là bạn không thể tuỳ chỉnh được. Odoo SH đi kèm với 1 số công cụ giúp bạn tạo ra môi trường phát triển liên tục, tích hợp với git repository cho phép đồng bộ với sự thay đổi của mã nguồn. Bạn có thể tham khảo Odoo SH ở đây https://odoo.sh

Ưu Nhược điểm của Odoo SH: Odoo SH mặc dù là giải pháp tốt cho việc phát triển và kiểm thử các ứng dụng tuỳ chỉnh nhưng Odoo SH vẫn có 1 số nhược điểm như 

(1) - Giá của Odoo SH so sánh với giá máy chủ thì cao hơn rất nhiều lần làm nó trở nên không kinh tế cho những trường hợp cần nhiều dung lượng hay tài nguyên tính toán. Ví dụ hình dưới là tính toán chi phí sử dụng odoo SH cho một môi trường phát triển nhỏ chỉ với 6 worker. Chi phí cho Odoo SH này vẫn chưa  bao gồm chi phí doanh nghiệp phải trả cho bản quyền Enterprise được tính hơn 10 usd / 1 người dùng / 1 tháng (đối với thị trường Việt Nam)  

(2) Odoo SH khá khó sử dụng khi bạn cần nhiều kiến thức về kỹ thuật để cấu hình cũng như kiến thức về phát triển liên tục để sử dụng



Odoo Bisfast

Tương tự như Odoo Online thì Odoo Bisfast là giải pháp Odoo SaaS, Odoo Bisfast là giải pháp Odoo được cung cấp và hỗ trợ bởi SkyERP. Bạn cũng chỉ trả phí theo số lượng người dùng và bạn có toàn bộ các tính năng cao cấp của Odoo Bisfast. Các tính năng đã được phát triển nhằm tăng cường tính năng của Odoo bao gồm Kế toán tài chính Việt Nam theo VAS, Nhân sự, chấm công, tính lương, thuế thu nhập và bảo hiểm theo quy định của Việt Nam và nhiều tính năng nâng cao khác

Odoo Bisfast là giải pháp Odoo SaaS có 3 đặc điểm: 

1. Nó là dịch vụ Odoo SaaS tương tự như Odoo online cũng với mức phí thấp (300k VNĐ/ 1 người dùng / 1 tháng); 

2. Nó khắc phục nhược điểm của Odoo Online vì nó cho phép bạn sử dụng ứng dụng của bên thứ 3, Bisfast tương tự như Odoo SH cho phép bạn đồng bộ với các Git repository và đồng bộ với mã nguồn riêng cũng như hỗ trợ các tính năng riêng và tính năng của bên thứ 

3. Odoo Bisfast vẫn hỗ trợ cả 2 phiên bản Odoo Community và Odoo Enterprise cũng như phiên bản đặc biệt cho thị trường Việt Nam là Odoo Bisfast. Trong trường hợp sử dụng Bisfast và Odoo Enterprise thì ngoài chi phí trả cho Bisfast bạn cần trả thêm phí cho bản quyền Odoo Enterprise. Riêng đối với phiên bản Bisfast thì bạn không cần trả thêm phí bản quyền, nó đã bao gồm trong gói Odoo Bisfast. 

Phiên bản Bisfast đã bao gồm các chức năng giúp cho người dùng Việt Nam có thể sử dụng Odoo tốt hơn. Như bạn cũng biết phiên bản Odoo miễn phí nếu để nguyên thì thực ra vẫn chưa có thể dùng được ngay do thiếu và khác biệt nhiều tính năng, như nó không có các chức năng kế toán tài chính.

Bạn đang tìm hiểu về Odoo, bạn có thể Dùng thử Bisfast tại đây 

Tìm hiểu thêm về giải pháp Bisfast tại đây

6. Hỗ Trợ Đám Mây và Triển Khai Tại Chỗ

Có 2 cách triển khai Odoo là triển khai linh hoạt trên đám mây hoặc sử dụng các dịch vụ Odoo SaaS như nói ở trên và phương án triển khai tại chỗ (On Premise). 

Odoo cho phép triển khai linh hoạt trên nền tảng đám mây (SaaS) hoặc tại chỗ. Doanh nghiệp có thể chọn giữa việc sử dụng dịch vụ đám mây của Odoo hoặc triển khai phần mềm trên máy chủ của riêng họ, tùy thuộc vào yêu cầu về bảo mật và kiểm soát của họ.

Triển khai tại chỗ (Odoo On premise) là bạn có thể chạy Odoo trên máy chủ doanh nghiệp của bạn, nó có thể được host tại máy chủ vật lý đặt tại doanh nghiệp hoặc máy chủ cloud thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Điều này có thể bởi vì Odoo sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ mã nguồn và bạn có thể cài đặt nó tại bất cứ đâu bạn muốn. 

Triển khai SaaS nghĩa là bạn có thể sử dụng Odoo chỉ bằng cách đăng ký và bạn được cung cấp một hệ thống Odoo dành riêng cho doanh nghiệp bạn, Hệ thống như vậy vẫn đảm bảo tính riêng tư khi mỗi doanh nghiệp có cở sở dữ liệu độc lập và có tên miền riêng để truy cập. Ví dụ về odoo SaaS là Odoo Online được cung cấp bởi Odoo hoặc dịch vụ Odoo Bisfast được cung cấp bởi SkyERP.

7. Không phụ thuộc vào nhà cung cấp

Một trong những đặc điểm khiến cho giải pháp Odoo khác biệt khi tính tới việc triển khai ERP đó là Odoo không bị phụ thuộc vào nhà cung cấp trong khi các phần mềm ERP khác bạn phải bị phụ thuộc vào nhà cung cấp. Lý do cho việc này là Odoo là mã nguồn mở, mã nguồn của Odoo được công khai và bản quyền mã nguồn mở cho phép bất cứ ai cũng có thể được sử dụng Odoo hoàn toàn miễn phí (phiên bản Odoo cộng đồng). Odoo do đó được rất nhiều công ty công nghệ hỗ trợ và có thể được tuỳ biến hay vận hành, bảo trì bởi bất cứ công ty nào có năng lực về công nghệ và hiểu biết về vận hành doanh nghiệp. Bạn thậm chí có thể tự triển khai nó nếu bạn có kiến thức về lập trình và kiến thức về vận hành doanh nghiệp.

Nhân dịp nói tới vấn đề này nếu bạn cần một đơn vị hỗ trợ bạn triển khai Odoo chuyên nghiệp bạn có thể cân nhắc SkyERP. Chúng tôi có 10 năm kinh nghiệm triển khai các giải pháp ERP trên nền tảng Odoo cho nhiều loại hình doanh nghiệp, chúng tôi có hiểu biết sâu về các nghiệp vụ doanh nghiệp bao gồm các nghiệp vụ kế toán tài chính, sản xuất, nhân sự. Tin rằng SkyERP có thể giúp bạn triển khai dự án Odoo thành công. 

Khi triển khai Odoo bởi vì có nhiều bên đều có thể cung cấp cho bạn dịch vụ triển khai, tuỳ chỉnh odoo bạn sẽ nhận được chi phí triển khai cạnh tranh và không bị độc quyền. Nếu bạn không hài lòng với 1 đơn vị triển khai thì luôn có thể chuyển qua một nhà cung cấp khác có đủ chuyên môn và sự chuyên nghiệp. 

Phương án triển khai Odoo kết hợp

Bạn cũng có thể tự triển khai hoặc triển khai một phần, ví dụ như bạn thuê một đơn vị chuyên nghiệp như SkyERP cố vấn cho đội ngũ IT nội bộ của bạn khi triển khai hệ thống đảm bảo rằng dự án được triển khai đúng hướng tránh những sai lầm dẫn tới khó mở rộng sau này. Đơn vị triển khai chuyên nghiệp như SkyERP cũng có thể giúp bạn xử lý các tác vụ khó như phát triển những tính năng phức tạp, tư vấn cho bạn về các nghiệp vụ, đào tạo cho đội ngũ nhân sự phát triển odoo nội bộ của bạn. SkyERP cũng sẽ luôn đồng hành với doanh nghiệp khi vận hành hệ thống. Cách tiếp cận này giúp tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian và đảm bảo sự thành công của dự án. 

Cộng đồng rộng lớn

Odoo có một cộng đồng người dùng và nhà phát triển rộng lớn và hoạt động tích cực. Cộng đồng này cung cấp sự hỗ trợ qua diễn đàn, các sự kiện, và các tài nguyên học tập, đồng thời đóng góp vào việc phát triển các mô-đun và ứng dụng mới.

Bạn có thể tham gia vào các cộng đồng bằng nhiều cách 

Tham gia vào Odoo Forum https://www.odoo.com/forum và hỗ trợ trả lời các câu hỏi cũng như hỏi các vấn đề liên quan tới Odoo 

Tham gia phát triển và đóng góp cho mã nguồn gốc odoo: bạn hãy xem hướng dẫn ở đây: https://www.odoo.com/documentation/17.0/contributing/development.html

Bạn có thể phát triển các module và tải lên chợ ứng dụng Odoo hoặc bạn có thể tham gia mua các ứng dụng tại đây: https://apps.odoo.com/apps

Bạn cũng có thể đóng góp tạo ra tài liệu hướng dẫn sử dụng odoo, bạn hãy xem hướng dẫn và bắt đầu tại đây: https://www.odoo.com/documentation/17.0/contributing/documentation.html

8. Tính Năng Tích Hợp Với Các Ứng Dụng Bên Thứ Ba

Odoo cung cấp khả năng tích hợp dễ dàng với các ứng dụng và dịch vụ bên ngoài thông qua API và các công cụ tích hợp. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng kết nối Odoo với các hệ thống hiện có và cải thiện quy trình làm việc. Bạn có thể tham khảo các API để kết nối với Odoo tại đây: https://www.odoo.com/documentation/17.0/developer/reference/external_api.html

Tại SkyERP chúng tôi đã tạo ra rất nhiều kết nối giữa Odoo với các hệ thống khác cho phép nhiều sự tự động hoá khi tương tác với các hệ thống khác nhau. Ví dụ tương tác với các nhà vận chuyển để đồng bộ thông tin chuyến hàng, cước phí; đồng bộ với hoá đơn điện tử để xuất và ký hoá đơn điện tử ngay trên odoo, đồng bộ với các hệ thống thương mại điện tử để đồng bộ thông tin về tồn kho, giá ở trên nhiều nền tảng; đồng bộ với hệ thống VOIP để tạo ra trải nghiệm tốt hơn với khách hàng. ... Nếu các bạn quan tâm tới vấn đề này thì hãy liên hệ với SkyERP

Kết Luận

Odoo mang đến một giải pháp ERP linh hoạt và toàn diện với sự kết hợp của mã nguồn mở, tính năng tích hợp đầy đủ, giao diện người dùng thân thiện, khả năng tùy chỉnh cao, và chi phí hợp lý. Những yếu tố này giúp Odoo nổi bật trong thị trường ERP và là lựa chọn hấp dẫn cho nhiều loại hình doanh nghiệp.

Hướng dẫn cài đặt Odoo 17 trên các hệ điều hành sử dụng Docker compose

Bạn vui lòng xem video dưới đây 



Và dưới đây là nội dung các file được đề cập tới trong video.


docker-compose.yml

version: '3.1'
services:
  web:
    image: odoo:17.0
    depends_on:
      - mydb
    ports:
      - "8017:8069"
    volumes:
      - ./odoo-web-data:/var/lib/odoo
      - ./config:/etc/odoo
      - ./enterprise:/mnt/extra-addons
      - ./appstore:/mnt/addons
    environment:
    - HOST=mydb
    - USER=odoo
    - PASSWORD=myodoo
  mydb:
    image: postgres:13
    environment:
      - POSTGRES_DB=postgres
      - POSTGRES_PASSWORD=myodoo
      - POSTGRES_USER=odoo
    volumes:
      - ./odoo-db-data:/var/lib/postgresql/data/


File .config/odoo.conf

[options]
#addons_path = /mnt/extra-addons
addons_path = /mnt/extra-addons,/mnt/addons
data_dir = /var/lib/odoo
# admin_passwd = $pfdsafsdaff (không cần, khi bạn chạy instance lần đầu thì nó sẽ được tự điền)

## Multiprocessing options

# Specify the number of workers, 0 disable prefork mode.
workers = 0

# Maximum allowed virtual memory per worker, when reached the worker be
# reset after the current request (default 671088640 aka 640MB)
limit_memory_soft = 6710886400

# Maximum allowed virtual memory per worker, when reached, any memory
# allocation will fail (default 805306368 aka 768MB)
limit_memory_hard = 8053063680

# Maximum allowed CPU time per request (default 60)
limit_time_cpu = 600

# Maximum allowed Real time per request (default 120)
limit_time_real = 1200

# Maximum number of request to be processed per worker (default 8192)
limit_request = 8192



Hướng dẫn cách cài đặt Odoo trên máy chủ của bạn từ mã nguồn

Cài đặt Odoo trên máy chủ của bạn trực tiếp từ mã nguồn là phương pháp ưu tiên khi triển khai Odoo. Cài đặt trực tiếp từ mã nguồn cho bạn sự linh hoạt cần thiết và khả năng quản lý chính xác những gì bạn cần bao gồm cài đặt các thư viện phụ trợ, cài đặt các ứng dụng tuỳ chỉnh riêng hoặc ứng dụng bên thứ 3, tối ưu hoá tốc độ của server cũng như cân đối nguồn lực sử dụng cũng như sức mạnh tính toán của máy chủ để tối ưu hoá tốc độ của Odoo tương ứng với vận hành của doanh nghiệp. 

'"Cài đặt" từ mã nguồn không đơn thuần là cài đặt Odoo, mà thực chất là chạy Odoo trực tiếp từ mã nguồn.

Việc chạy trực tiếp mã nguồn Odoo mang lại nhiều thuận tiện hơn cho các nhà phát triển mô-đun vì dễ truy cập hơn so với việc dùng trình cài đặt đóng gói.

Điều này giúp việc khởi động và dừng Odoo trở nên linh hoạt và rõ ràng hơn so với các dịch vụ được thiết lập bởi trình cài đặt đóng gói. Ngoài ra, nó còn cho phép ghi đè cài đặt bằng tham số dòng lệnh mà không cần chỉnh sửa tệp cấu hình.

Cuối cùng, việc chạy từ mã nguồn cung cấp khả năng kiểm soát tốt hơn đối với thiết lập hệ thống và cho phép dễ dàng lưu trữ và chạy nhiều phiên bản Odoo song song.

Bước 1. Tải về mã nguồn Odoo 

Phụ thuộc vào bạn muốn sử dụng phiên bản nào

Đối với phiên bản Odoo cộng đồng (Odoo Community)

$ git clone https://github.com/odoo/odoo.git

Đối với phiên bản Odoo doanh nghiệp (Odoo Enterprise)

$ git clone https://github.com/odoo/enterprise.git

Với phiên bản doanh nghiệp thì bạn cần có tài khoản, để có tài khoản này bạn cần phải là đối tác của Odoo. Vì SkyERP là đối tác chính thức của Odoo bạn có thể liên hệ với SkyERP nếu bạn cần chúng tôi hỗ trợ bạn cài đặt phiên bản doanh nghiệp. Lưu ý bạn sẽ vẫn phải trả phí trên số lượng người dùng bạn đăng ký khi bạn sử dụng phiên bản này. 

Bước 2. Chuẩn bị môi trường chạy Odoo 

Odoo yêu cầu Python 3.10 trở lên để chạy.
Đã thay đổi trong phiên bản 17: Yêu cầu tối thiểu được cập nhật từ Python 3.7 lên Python 3.10.

Sử dụng trình quản lý gói để tải xuống và cài đặt Python 3 nếu cần.

Nếu Python 3 đã được cài đặt, hãy đảm bảo rằng phiên bản đó là 3.10 trở lên vì các phiên bản trước đó không tương thích với Odoo.

$ python3 --version

Xác minh rằng pip cũng được cài đặt cho phiên bản này.

$ pip3 --version

Bước 3. Cài đặt cơ sở dữ liệu PostgreSQL

Odoo sử dụng PostgreSQL làm hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu.

Sử dụng trình quản lý gói để tải xuống và cài đặt PostgreSQL (phiên bản được hỗ trợ: 12.0 trở lên). Có thể thực hiện bằng cách thực hiện lệnh sau:

$ sudo apt install postgresql postgresql-client

Theo mặc định, người dùng duy nhất là postgres. Vì Odoo cấm kết nối với tư cách là postgres, hãy tạo một người dùng PostgreSQL mới.

$ sudo -u postgres createuser -d -R -S $USER
$ createdb $USER

 Ghi chú

💡

Vì người dùng PostgreSQL có cùng tên với tên đăng nhập Unix nên có thể kết nối với cơ sở dữ liệu mà không cần mật khẩu.

Bước 4. Cài đặt các thư viện phụ thuộc: 

Sử dụng các gói phân phối là cách cài đặt các phụ thuộc được ưa chuộng. Ngoài ra, hãy cài đặt các phụ thuộc Python bằng pip .

 Cảnh báo

⚠️

Cảnh báo:

Sử dụng pip có thể dẫn đến các vấn đề bảo mật và phá vỡ sự phụ thuộc; chỉ thực hiện điều này nếu bạn biết mình đang làm gì.

Vì một số gói Python cần bước biên dịch nên chúng yêu cầu phải cài đặt thư viện hệ thống.

Trên Debian/Ubuntu, lệnh sau sẽ cài đặt các thư viện cần thiết sau:

$ sudo apt install python3-pip libldap2-dev libpq-dev libsasl2-dev

Các thư viện cần thiết của Odoo được liệt kê trong tệp requirements.txt nằm ở gốc thư mục Odoo

Các gói Python trong requirements.txtdựa trên phiên bản tương ứng Debian/Ubuntu ổn định/LTS của chúng tại thời điểm phát hành Odoo. 

Ví dụ, đối với Odoo 15.0, phiên python3-babelbản gói là 2.8.0 trong Debian Bullseye và 2.6.0 trong Ubuntu Focal. Sau đó, phiên bản thấp nhất được chọn trong requirements.txt.

💡

Mẹo: Tốt hơn hết là không nên trộn các gói mô-đun Python giữa các phiên bản Odoo khác nhau hoặc với hệ thống. Tuy nhiên, có thể sử dụng virtualenv để tạo các môi trường Python riêng biệt.

Điều hướng đến đường dẫn cài đặt Cộng đồng Odoo ( CommunityPath) và chạy pip trên tệp yêu cầu để cài đặt các yêu cầu cho người dùng hiện tại.

$ cd /CommunityPath
$ pip install -r requirements.txt
💡

Ghi chú: Đối với các ngôn ngữ sử dụng giao diện từ phải sang trái (như tiếng Ả Rập hoặc tiếng Do Thái), rtlcss bạn cần phải có gói này.

Tải xuống và cài đặt nodejs và npm bằng trình quản lý gói.

Cài đặt rtlcss:

$ sudo npm install -g rtlcss

Cảnh báo: 

wkhtmltopdfkhông được cài đặt thông qua pip và phải được cài đặt thủ công trong phiên bản 0.12.6 để hỗ trợ header và footer. Hãy xem wiki wkhtmltopdf để biết thêm chi tiết về các phiên bản khác nhau.

Bước 5 Khởi Chạy Odoo trên máy chủ 

Sau khi tất cả các phụ thuộc được thiết lập, Odoo có thể được khởi chạy bằng cách chạy odoo-bin, giao diện dòng lệnh của máy chủ. Nó nằm ở gốc của thư mục Cộng đồng Odoo.

Để cấu hình máy chủ, hãy chỉ định đối số dòng lệnh hoặc tệp cấu hình .

💡

Mẹo: Đối với phiên bản Enterprise, hãy thêm đường dẫn đến tiện enterpriseích bổ sung vào addons-path đối số. Lưu ý rằng nó phải đi trước các đường dẫn khác addons-pathđể tiện ích bổ sung được tải chính xác.

Cấu hình cần thiết phổ biến là:

  • Người dùng và mật khẩu PostgreSQL.
  • Đường dẫn bổ sung tùy chỉnh ngoài đường dẫn mặc định để tải các mô-đun tùy chỉnh.

Một cách điển hình để chạy máy chủ sẽ là:

Linuxcác cửa sổhệ điều hành Mac

$ cd /thư mục chứa odoo
$ python3 odoo-bin --addons-path=addons -d mydb

Thư mục chứa odoo: Đường dẫn cài đặt Odoo Community ở đâu và mydbtên cơ sở dữ liệu PostgreSQL ở đâu .

Sau khi máy chủ khởi động (nhật ký INFO được in), hãy mở http://localhost:8069 trong trình duyệt web và đăng nhập vào cơ sở dữ liệu Odoo bằng tài khoản quản trị viên cơ sở: sử dụng làm email và mật khầu mặc định là admin / admin

 Mẹo

mẹo: 

  • Sau khi đăng nhập vào với tài khoản admin bạn hãy tạo người dùng mới và sử dụng người dùng đó để đăng nhập
  • Hãy đổi mật khẩu mặc định của tài khoản admin


Chúc mừng bạn đã cài đặt thành công Odoo


Trong trường hợp bạn gặp khó khăn khi cài đặt odoo, đừng ngần ngại liên hệ với SkyERP và để chúng tôi hỗ trợ bạn. 

Sau khi cài đặt xong thì hệ thống odoo của bạn đã sẵn sàng vận hành. Nhưng để Odoo có thể vận hành ổn định trong môi trường vận hành thực tế với dữ liệu doanh nghiệp (chúng tôi gọi là Production hay go live) thì bạn cần phải làm thêm 1 số công việc, tôi có liệt kê nó thuộc về bước 6 là các công việc cần thiết để đảm bảo odoo chạy nhanh và ổn đinh và bảo mật. 

Bước 6. Các công việc tiếp theo

Sau khi bạn đã cài đặt thành công Odoo, để tối ưu vận hành Odoo bạn sẽ cần làm thêm 1 số việc bao gồm: 

-  Thiết lập Nginx và cấu hình Domain của bạn cũng như cài đặt chứng chỉ kết nối bảo mật SSL cho domain của bạn. 

- Ngoài ra bạn cần cấu hình odoo bằng cách sửa lại file Odoo.conf và cấu hỉnh Nginx để nó tối ưu hoá các kết nối và tăng cường bảo mật cho hệ thống Odoo của bạn. 

- Ngoài ra bạn cũng cần điều chỉnh các thông số của Postgres hoặc sử dụng bộ đệm cơ sở dữ liệu để tối ưu hoá cơ sở dữ liệu cho hệ thống của bạn, 

- Tiếp theo bạn có thể cân nhắc thiết lập Load balancing giữa nhiều server để tăng cường tính ổn định của hệ thống,

- Bạn cũng có thể cân nhắc thiết lập High availability cho hệ thống Odoo của bạn đảm bảo tính vận hành ổn định và bền bỉ của nó. 

- Ngoài ra thiết lập cơ chế để backup tự động hệ thống cũng rất quan trọng, bạn hãy backup nó sang 1 server khác hoặc một cloud khác 

- Trong quá trình vận hành hệ thống có thể phát sinh các lỗi và rác, hãy nhớ liên tục kiểm tra các process và log hệ thống để xem có vấn đề gì không và khắc phục nó kịp thời.

Nói chung có rất nhiều điều cần làm và nếu bạn cần hỗ trợ tối ưu hoá và vận hành Odoo Server thì hãy để SkyERP giúp bạn. Chúng tôi có thể giúp bạn cài đặt và tối ưu hoá Odoo Server và bàn giao lại cho bạn hệ thống đã được tối ưu hoặc giúp bạn vận hành hệ thống Odoo và bảo trì nó định kỳ cho bạn. Đảm bảo hệ thống luôn chạy nhanh và ổn định. 

trong Odoo ERP
Odoo là gì? Tại sao bạn cần biết về Odoo ngay hôm nay. Hướng dẫn cài đặt Odoo và sử dụng Odoo miễn phí.
Nguyễn Anh Tuấn 29 tháng 7, 2024
Chia sẻ bài này
Thẻ
Blog của chúng tôi
Lưu trữ
Chat hỗ trợ
Chat ngay